Chi tiết Blog

Kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn có bảo vệ da tốt hơn?

Kem chống nắng với chỉ số SPF cao liệu có bảo vệ da tốt hơn kem có chỉ số SPF thấp? Ta nên dùng loại SPF nào?

Tổng quan về tia cực tím

Tia cực tím không nhìn thấy được dưới mắt thường vì bước sóng của nó ngắn hơn bước sóng ánh sáng thấy được. Trong quang phổ cực tím, có hai dạng tia có thể gây tác động đến DNA trong tế bào da và dẫn đến ung thu da. Cần thiết phải bảo vệ da bạn khỏi cả hai loại:

- Tia UVB gây cháy nắng và là nhân tố chính gây ra ung thu da. Chỉ số SPF của kem chống nắng thường chỉ đến lượng bảo vệ trước tia UVB của sản phẩm.
- Tia UVA gây ra tổn thương da làm rám nắng cũng như lão hóa da và gây xuất hiện nếp nhăn. Bước sóng ngắn nhất của tia UVA cũng gây ra cháy nắng. Bạn nên tìm từ “broad spectrum” khi mua kem chống nắng, nghĩa là sản phẩm chống nắng có thành phần có thể bảo vệ bạn khỏi tia UVA lẫn UVB.

Chỉ số SPF và khả năng chống nắng của sản phẩm

Chỉ số SPF cho bạn biết thời gian cần để bức xạ UV của mặt trời làm bạn cháy nắng khi dùng sản phẩm theo đúng hướng dẫn sử dụng so với lượng thời gian bạn không dùng kem chống nắng. Cho nên về mặt lý thuyết, sử dụng kem có chỉ số SPF 30 sẽ kéo dài thời gian trước khi bạn bị cháy nắng đến 30 lần so với lúc bạn không dùng kem chống nắng.


Sản phẩm có chỉ số SPF 30 chống lại 97% lượng tia UVB tiếp xúc với da và để 3% lượng tia UVB xuyên qua da. Sản phẩm có chỉ số SPF 50 để khoảng 2% lượng tia UVB xuyên qua da. Có lẽ bạn nghĩ con số đó chỉ là số ít, trước khi bạn nhận ra rằng kem với số SPF 30 cho lượng tia UVB xuyên qua da bạn gấp đến 1,5 lần so với kem chỉ số SPF 50.

Dưới điều kiện lý tưởng (ví dụ như trong phòng thí nghiệm,) một sản phẩm chống nắng với chỉ số SPF cao hơn và chống nắng được quang phổ rộng bảo vệ da tốt hơn khỏi cháy nắng, tổn thương bởi tia UVA cũng như tổn thương DNA tốt hơn các sản phẩm có chỉ số SPF thấp hơn nó.


Nhưng đời sống không như trong phòng thí nghiệm. Ngoài đời, sản phẩm với chỉ số SPF cao thường khiến người ta thấy an toàn hơn bình thường. Điều đó dẫn đến việc người dùng ở dưới nắng lâu hơn bình thường. Họ có thể bỏ qua việc không thoa lại kem chống nắng vì nghĩ chỉ số SPF cao là đủ. Và họ cũng có thể nghĩ họ không cần tìm bóng mát, đội mũ hay mặc quần áo dài tay. Chính vì thế mà lượng UV tác động lên da họ ngày càng cao, và làm việc sử dụng kem chống nắng trở nên vô nghĩa.

Chỉ số SPF bao nhiêu là đủ?


Với những người có tiền sử hoặc có nguy cơ bị ung thư da, các bệnh về gene như bạch tạng hoặc khô da sắc tố, hoặc các chứng rối loạn miễn dịch, kem chống nắng chỉ số SPF 50 có thể là không đủ. Điều này cũng áp dụng với những trường hợp nhất định như khi bạn leo núi, trượt tuyết ở vĩ độ cao hoặc du lịch ở khu vực gần xích đạo.


Tổ chức Skin Cancer Foundation khuyên chúng ta nên dùng sản phẩm chống nắng với độ SPF ít nhất là 30, quang phổ rộng và chống thấm nước cho bất cứ hoạt động ngoài trời nào trong thời gian dài. Ngoài chỉ số SPF, ta cần phất thoa lượng kem tối thiểu 2mg/cm2 lên da khoảng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài và thoa lại mỗi hai giờ, hay ngay sau khi bơi lội hoặc đổ mồ hôi.

Phương pháp chống nắng tốt nhất

Thỉnh thoảng khi bạn đặt câu hỏi, bạn nhận ra đó không phải vấn đề mình thật sự cần quan tâm. Câu hỏi tốt hơn có lẽ là “Cách nào tốt nhất để bảo vệ da của mình?”

Câu trả lời là không nên chỉ dựa vào kem chống nắng có chỉ số SPF cao. Không có phương pháp đơn lẻ nào có thể bảo vệ bạn khỏi tia UV hoàn toàn. Kem chống nắng chỉ là một phần quan trọng của phương pháp đó. Bạn cũng nên ngồi trong bóng mát, mặc quần áo dài tay và đội nón rộng vành cũng như kính mát chống tia UV.

Share:

Viết một bình luận